Blog
13 Feb 2025

Những nghiên cứu quốc tế về tính an toàn và hiệu quả của công nghệ chiếu xạ thực phẩm

Banner 2025 VN 1440X500

Công nghệ chiếu xạ thực phẩm là một kỹ thuật sử dụng bức xạ ion hóa để tiêu diệt vi sinh vật gây hại, kéo dài thời gian bảo quản và đảm bảo an toàn thực phẩm. Quy trình này sử dụng ba nguồn bức xạ chính: tia Gamma (nguồn Cobalt-60), máy gia tốc chùm tia điện tử (E-Beam) và tia X.

Lịch sử phát triển công nghệ chiếu xạ

Công nghệ chiếu xạ thực phẩm được nghiên cứu từ những năm đầu 1900 khi các nhà khoa học nhận thấy khả năng tiêu diệt vi khuẩn bằng bức xạ. Trong suốt thế kỷ 20, công nghệ này đã trở thành một phương pháp quan trọng trong ngành công nghiệp thực phẩm, đặc biệt tại các quốc gia phát triển. Nhiều nghiên cứu và thử nghiệm đã được thực hiện nhằm đánh giá tính an toàn và hiệu quả của phương pháp chiếu xạ.

Lợi ích của công nghệ chiếu xạ thực phẩm

Sau nhiều năm nghiên cứu và phát triển các tiêu chuẩn trong nước và quốc tế, với nhiều lợi ích mang lại, hơn 60 quốc gia trên thế giới đã có quy định cho phép sử dụng chiếu xạ đối với nhiều loại thực phẩm khác nhau. 

Tiêu diệt vi sinh vật gây hại: Chiếu xạ thực phẩm giúp loại bỏ các vi sinh vật nguy hiểm như Salmonella, Listeria và E. coli,… từ đó giảm nguy cơ ngộ độc thực phẩm và bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng.

Kéo dài thời gian bảo quản: Chiếu xạ giúp giảm thiểu tình trạng hư hỏng thực phẩm, đặc biệt là trong quá trình vận chuyển và lưu trữ dài ngày, giúp nâng cao chất lượng và tránh lãng phí thực phẩm.

Giữ nguyên chất lượng cảm quan và dinh dưỡng: Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng chiếu xạ không làm thay đổi mùi vị, màu sắc hay giá trị dinh dưỡng của thực phẩm, giúp đảm bảo tính tự nhiên và chất lượng sản phẩm.

An toàn và không để lại dư lượng phóng xạ: Chiếu xạ thực phẩm sử dụng nguồn bức xạ ion hóa và đảm bảo thực phẩm không nhiễm dư lượng phóng xạ sau quá trình xử lý, giúp người tiêu dùng an tâm khi sử dụng.

Mặc dù công nghệ chiếu xạ mang lại nhiều lợi ích nhưng việc triển khai rộng rãi vẫn gặp nhiều rào cản. Chi phí đầu tư cao, nhận thức chưa đầy đủ của người tiêu dùng và những quy định pháp lý phức tạp khiến công nghệ này chưa được áp dụng phổ biến tại nhiều quốc gia. Để chiếu xạ thực phẩm trở thành một giải pháp tiêu chuẩn trong ngành công nghiệp thực phẩm, vẫn cần có những chiến lược dài hạn nhằm khắc phục những hạn chế, tăng cường hiệu quả và lợi ích đem lại.

Xuất khẩu rau quả (720 x 500 px) (1000 x 1000 px) (1205 x 631 px) (2)

Thực phẩm được đưa vào buồng chiếu xạ, nơi các tia bức xạ làm hỏng DNA của vi khuẩn, khiến chúng bị vô hiệu hóa. Quá trình này giúp thực phẩm an toàn hơn và bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng (Hình ảnh: cdc.gov)

Ứng dụng và triển vọng của công nghệ chiếu xạ

Không chỉ hỗ trợ ngành công nghiệp thực phẩm trong việc đảm bảo an toàn vệ sinh, chiếu xạ còn có tiềm năng kết hợp với các công nghệ bảo quản hiện đại để tối ưu hiệu quả. 

1. Ứng dụng rộng rãi trong ngành thực phẩm

Công nghệ chiếu xạ đã được áp dụng trong việc kiểm dịch trái cây, bảo quản rau củ, thịt, hải sản và các sản phẩm nông nghiệp khác. Đây là một giải pháp hiệu quả giúp đảm bảo an toàn và kéo dài thời gian sử dụng thực phẩm.

2. Kết hợp với các công nghệ bảo quản khác

Chiếu xạ có thể được kết hợp với các phương pháp bảo quản hiện đại như đông lạnh hoặc đóng gói khí quyển biến đổi (MAP) để tối ưu hóa hiệu quả bảo quản thực phẩm.

3. Mở rộng thị trường xuất khẩu

Nhiều quốc gia yêu cầu thực phẩm nhập khẩu phải được qua xử lý chiếu xạ để đảm bảo tuân thủ tiêu chuẩn an toàn thực phẩm quốc tế. Qua đó, mở ra cơ hội lớn cho doanh nghiệp xuất khẩu thực phẩm trên toàn cầu.

Đánh giá từ các tổ chức quốc tế

Hơn 30 tổ chức quốc tế đã công bố các nghiên cứu và xác nhận rằng chiếu xạ thực phẩm là hoàn toàn an toàn.

- Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã phê duyệt công nghệ chiếu xạ như một quy trình an toàn và hiệu quả trong bảo quản thực phẩm.

- Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) đã thực hiện nhiều nghiên cứu về tác động của chiếu xạ đối với thực phẩm, khẳng định rằng công nghệ này không gây hại cho sức khỏe con người.

- Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ (EPA) cũng đã xác nhận tính an toàn và hiệu quả của phương pháp chiếu xạ.

- Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Quốc gia (NASA) sử dụng chiếu xạ thực phẩm để bảo quản thực phẩm cho các phi hành gia trong các sứ mệnh không gian dài hạn.

Irradiation Foods (1)

Hệ thống xử lý chiếu xạ bằng máy gia tốc chùm tia điện tử (E-Beam) tại Nhà máy Chiếu xạ Toàn Phát

Tổng hợp các nghiên cứu về tính an toàn và hiệu quả của phương pháp chiếu xạ 

Dưới đây là tổng hợp một số nghiên cứu của các tổ chức uy tín về công nghệ chiếu xạ thực phẩm. Những báo cáo này cung cấp cái nhìn chi tiết về tiêu chuẩn an toàn, lợi ích và ứng dụng của phương pháp chiếu xạ trong ngành thực phẩm.

1. "Food Irradiation: A Technique for Preserving and Improving the Safety of Food" – Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), 1988.

Báo cáo nhấn mạnh chiếu xạ là phương pháp hiệu quả trong bảo quản và đảm bảo an toàn thực phẩm. Đặc biệt tác động của tia Gamma sử dụng nguồn Cobalt-60 trong xử lý chiếu xạ được đánh giá cao trong việc tiêu diệt vi sinh vật.

Link: WHO, 1988

2. "Safety and Nutritional Adequacy of Irradiated Food" – Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), 1994.

Đánh giá toàn diện về an toàn và giá trị dinh dưỡng của thực phẩm chiếu xạ, khẳng định rằng chiếu xạ bằng tia Gamma sử dụng nguồn Cobalt-60 không gây hại cho sức khỏe con người.

Link: WHO, 1994

3. "High-Dose Irradiation: Wholesomeness of Food Irradiated with Doses above 10 kGy" – Tổ chức Nông Lương Liên Hợp Quốc (FAO), Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA), 1999.

Kiểm nghiệm tính an toàn của thực phẩm được chiếu xạ với liều cao (>10 kGy), bao gồm tia Gamma sử dụng nguồn Cobalt-60. Kết luận rằng phương pháp chiếu xạ an toàn cho người tiêu dùng và không có dư lượng phóng xạ gây hại. 

Link: WHO, 1999

4. "Radiation Technology for Food Preservation" – Tạp chí Radiation Physics and Chemistry, 2002.

Trình bày các ứng dụng của công nghệ bức xạ trong bảo quản thực phẩm, nhấn mạnh hiệu quả của tia Gamma sử dụng nguồn Cobalt-60 trong việc tiêu diệt vi sinh vật gây hại, cũng như tác dụng kinh tế và an toàn thực phẩm của công nghệ chiếu xạ thực phẩm. 

Link: Radiation Physics and Chemistry, 2002

5. "Irradiation of Food: An FDA Consumer Update" – Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), 2010.

FDA khẳng định chiếu xạ thực phẩm là một kỹ thuật an toàn, giúp giảm nguy cơ ngộ độc thực phẩm và kéo dài thời gian bảo quản.

Link: FDA, 2010

6. "Scientific Opinion on the Chemical Safety of Irradiation of Food" – Cơ quan An toàn Thực phẩm Châu Âu (EFSA), 2011.

Báo cáo xem xét các khía cạnh an toàn hóa học của công nghệ chiếu xạ thực phẩm. Xác nhận phương pháp chiếu xạ an toàn cho người tiêu dùng và đảm bảo không tạo ra phản ứng hoá học nguy hiểm.

Link: EFSA, 2011

7. "Safety of Irradiated Food" – Trung tâm An toàn Thực phẩm, Hồng Kông, 2014.

Báo cáo đánh giá tính an toàn của thực phẩm chiếu xạ, bao gồm việc sử dụng nguồn Cobalt-60 và kết luận rằng phương pháp này không gây hại cho sức khỏe con người.

Link: CFS, Hồng Kông, 2014

8. "Meat Irradiation: A Comprehensive Review of Its Impact on Food Quality and Safety" – Tạp chí Foods, 2023.

Tổng quan về ảnh hưởng của chiếu xạ thịt bằng tia Gamma sử dụng nguồn Cobalt-60, đến chất lượng và an toàn thực phẩm. Khẳng định hiệu quả của phương pháp chiếu xạ trong việc tiêu diệt vi sinh vật gây hại mà không ảnh hưởng đến chất lượng cảm quan và giá trị dinh dưỡng.

Link: Foods, 2023

9. Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12076:2017 

Quy định chi tiết về quy trình sử dụng bức xạ ion hóa trong xử lý thực phẩm, đảm bảo an toàn và không để lại dư lượng phóng xạ.

Link: TCVN 12076:2017

Như vậy, qua nhiều nghiên cứu và công bố của các tổ chức quốc tế uy tín, cho thấy công nghệ chiếu xạ thực phẩm là một giải pháp tiên tiến, an toàn và hiệu quả trong bảo quản và đảm bảo chất lượng thực phẩm. Mặc dù còn một số thách thức trong việc áp dụng, nhưng với sự công nhận từ nhiều tổ chức quốc tế, chiếu xạ đang ngày càng được ứng dụng rộng rãi và hứa hẹn sẽ mang lại nhiều lợi ích cho ngành công nghiệp thực phẩm toàn cầu trong tương lai.

Nhà máy Chiếu xạ Toàn Phát

Hotline: 093 100 0001

Fanpage: www.facebook.com/chieuxatoanphat

Website: http://www.chieuxatoanphat.vn/

Địa chỉ: Lô A24-1 Đường Ngang 1, KCN Phú An Thạnh, An Thạnh, Bến Lức, Long An.

Chiếu Xạ Toàn Phát

Hotline 24/7: 093 100 0001

Email: thongtin@tpirr.vn - tiepnhan@tpirr.vn

logo

Kho Lạnh Toàn Phát

Hotline 24/7: 093 100 0001

Email: thongtin@tprw.vn - tiepnhan@tprw.vn

2024 ©︎TOANPHAT Group. All rights Reserved. admin@tpgr.vn